Trứng nói chung và lòng trắng nói riêng là một nguồn dinh dưỡng rất dồi dào. Nếu lòng đỏ chứa hàm lượng lớn vitamin, protein, omega-3 và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác thì lòng trắng đặc biệt giàu protein, natri, selen, folate và canxi. Bên cạnh các khoáng chất, một lòng trắng cung cấp khoảng 16 calo. Vì chúng không chứa chất béo no và cholesterol nên việc ăn lòng trắng được xem là khá lành mạnh. Tuy nhiên, bất cứ thực phẩm nào cũng có tác dụng phụ nếu như chúng ta tiêu thụ quá thường xuyên. Dưới đây là 4 tác dụng phụ phổ biến nhất của việc ăn lòng trắng trứng quá nhiều.
Dị ứng
Một số người bị mắc chứng dị ứng với trứng có khả năng cao cũng dị ứng đối với lòng trắng. Khi ăn vào, người bệnh sẽ có những triệu chứng như phát ban, sung phù, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, thở khò khè, ho và nhảy mũi. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn như khó thở, tụt huyết áp, viêm họng và thậm chí mất ý thức.
Vi khuẩn Salmonella
Trứng sống có thể chứa vi khuẩn gây hại như Salmonella, một loại kí sinh trùng sống trong ruột gà. Chính vì vậy mặt trong và ngoài của trứng đều có nguy cơ nhiễm khuẩn. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo để tránh nguy cơ mắc bệnh từ vi khuẩn, hãy hạn chế tối đa việc ăn trứng sống và nên nấu kĩ trứng trên nhiệt độ cao trước khi ăn.
Thiếu hụt Biotin
Sự thiếu hụt Biotin, còn được biết đến như Vitamin H hay Vitamin B7 có thể dẫn đến tình trạng về da như viêm da tiết bã; về cơ như đau cơ, chuột rút, co giật, suy giảm sức khỏe cơ bắp; rụng tóc. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa việc ăn lòng trắng trứng và sự thiếu hụt biotin. Avidin, một loại protein có trong lòng trắng trứng có khả năng làm sạch chất biotin khỏi cơ thể, tăng nguy cơ thiếu biotin, do đó làm tăng nguy cơ các tình trạng như trên.
Protein
Lòng trắng trứng đặc biệt chứa hàm protein cao, và theo các bác sĩ, việc hấp thu lượng lớn chất này sẽ rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh ở thận. 0,6 đến 0,8 gam protein hằng ngày là hàm lượng được đề nghị đối với người bị suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng khoảng 60% các protein này có nguồn gốc từ trứng. Vì vậy, bệnh nhân nên ăn không nhiều hơn hai quả trứng quả trứng mỗi ngày. Những người có vấn đề về gan cấp tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng có chứa trứng.
Trứng là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trong mọi chế độ dinh dưỡng. Thế nhưng tốt hơn hết bạn hãy chú ý ăn trứng khi đã được nấu chín và ăn không quá hai quả một ngày để có thể vừa hấp thụ đủ chất dinh dưỡng vừa hạn chế các nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét